hotline
0914 238 606 Hotline báo giá
Hệ Thống Bộ Đàm (HETHONGBODAM)

Giới thiệu các tiêu chuẩn công nghệ máy bộ đàm hiện nay

Trong vài thập kỷ qua, thị trường máy bộ đàm đã trở nên ngày càng phát triển và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Cùng với sự phát sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nói chung, lĩnh vực máy bộ đàm cũng đạt được nhiều bước tiến lớn trong việc nâng cấp và đạt tiêu chuẩn hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Không khó để khách hàng có thể lựa chọn và tìm mua máy bộ đàm có tiêu chuẩn kỹ thuật số tiên tiến được nâng cấp trong khả năng truyền dẫn tín hiệu, khả năng chống nhiễu và bảo mật, chất lượng âm thanh,…

Để vắn tắt cho người đọc hình dung bức tranh tổng thể về các tiêu chuẩn kỹ thuật số được ứng dụng trên các hãng sản xuất bộ đàm hiện nay, Hệ Thống Bộ Đàm xin giới thiệu các loại tiêu chuẩn trên dòng bộ đàm kỹ thuật số phổ biến gồm:

  • DMR (Digital Mobile Radio)
  • NXDN (Next Generation Digital Narrowband)
  • TETRA (Terrestrial Trunked Radio)
  • APCO P25 (Association of Public Safety Communications Officials Project 25)

Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết các tiêu chuẩn công nghệ máy bộ đàm hiện có trên thị trường.

1/ DMR (Digital Mobile Radio)

tiêu chuẩn TDMA DRM trên bộ đàm Motorola kỹ thuật số

Motorola là nhà sản xuất phát triển công nghệ TDMA (DMR) đầu tiên trên thế giới

DMR là một tiêu chuẩn kỹ thuật số được phát triển bởi ETSI (European Telecommunications Standards Institute) vào năm 2005 và là một tiêu chuẩn kỹ thuật số được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trong lĩnh vực vô tuyến hiện nay! Tiêu chuẩn DMR được phát triển bởi Liên minh DMR, bao gồm các nhà sản xuất thiết bị liên lạc không dây và các tổ chức sử dụng công nghệ này.

DMR có khả năng cung cấp các dịch vụ liên lạc chất lượng cao, bao gồm giọng nói, dữ liệu và video. Nó cũng cung cấp các tính năng bảo mật, bao gồm mã hóa và xác thực người dùng, giúp đảm bảo tính riêng tư và bảo mật trong quá trình truyền tải.

Một trong những ưu điểm của DMR là khả năng hoạt động ở cả hai chế độ là Analog (FDMA - Frequency Division Multiple Access) và Digital (TDMA - Time Division Multiple Access). TDMA cho phép thực 2 hiện cuộc gọi đồng thời trên hai kênh khác nhau trên 1 tần số cố định tại băng thông 12,5Mhz, tăng gấp đôi hiệu suất liên lạc và giảm ½ chi phí sử dụng tần số lâu dài. Ngược lại, FDMA là công nghệ analog lạc hậu và có thời gian áp dụng trong lĩnh vực vô tuyến từ những ngày sơ khai. Với công nghệ Analog, bạn chỉ có thể thực hiện 1 cuộc gọi tại 1 thời điểm với 1 tần số cố định.

Hơn thế nữa, tiêu chuẩn DMR cũng có khả năng tương thích với các hệ thống liên lạc khác nhau, cho phép sử dụng chung các tài nguyên liên lạc và tăng cường tính hiệu quả. Nó được sử dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực ngành nghề: an ninh – quốc phòng, nhà máy sản xuất, vận tải, dịch vụ,…

Đọc thêm: Giới thiệu tiêu chuẩn DMR TDMA trên dòng máy bộ đàm kỹ thuật số ngày nay

2/ NXDN (Next Generation Digital Narrowband)

NXDN tiêu chuẩn trên dòng bộ đàm Kenwood

NXDN là một tiêu chuẩn kỹ thuật số được phát triển bởi Kenwood và Icom vào những năm đầu 2000 sau đó đưa vào áp dụng chính thức trên các dòng bộ đàm từ 2004.

Ưu điểm của NXDN là khả năng hoạt động trên các băng tần hẹp (6,25Mhz) giúp tiết kiệm tài nguyên phổ và tăng khả năng truyền tải tín hiệu trong môi trường đô thị. Tiêu chuẩn NXDN cũng cung cấp nhiều tính năng, bao gồm hệ thống mã hóa giọng nói, khả năng truyền tải dữ liệu và âm thanh chất lượng cao, khả năng quản lý đa kênh trên nhiều ứng dụng khác nhau

NXDN là một trong những tiêu chuẩn phổ biến và áp dụng công nghệ cho các dòng sản phẩm của các hãng sản xuất: Kenwood, iCom.

3/ TETRA (Terrestrial Trunked Radio)

TETRA là một tiêu chuẩn kỹ thuật số được phát triển bởi ETSI vào những năm 1990 chuyên áp dụng trên các dòng máy bộ đàm hệ thống để cung cấp các dịch vụ liên lạc cho các tổ chức chuyên nghiệp như cảnh sát, cứu hỏa, y tế và an ninh sân bay, cảng vụ…Tiêu biểu: Cảnh sát giao thông Hà Nội, Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài, Lọc Dầu Nghi Sơn,…

TETRA sử dụng các tần số UHF và VHF và có khả năng cung cấp âm thanh chất lượng cao, dữ liệu và video trong môi trường truyền dẫn đa tuyến. Nó cũng cung cấp các tính năng bảo mật cao, bao gồm hệ thống mã hóa giọng nói và quản lý đa kênh, giúp đảm bảo tính riêng tư và bảo mật trong quá trình truyền tải.

Ngoài ra, TETRA còn cung cấp các tính năng khác như truyền tải dữ liệu, ghi âm, gửi tin nhắn văn bản và định vị GPS. Các tính năng này giúp cải thiện hiệu suất và tăng cường tính linh hoạt trong các tình huống khẩn cấp và cũng hỗ trợ các hoạt động quản lý địa điểm, tập trung điều phối và giám sát.

Đọc thêm: Phân biệt đặc điểm khác nhau giữa bộ đàm Analog và kỹ thuật số

4/ APCO P25 (Association of Public Safety Communications Officials Project 25)

Apco25 là tiêu chuẩn bộ đàm của cảnh sát Mỹ

APCO P25 là một tiêu chuẩn kỹ thuật số được phát triển bởi Hiệp hội Công tác Liên lạc An toàn Công cộng (APCO) và được phát triển vào những năm 1980 chỉ chuyên đáp cho hệ thống liên lạc âm thanh và truyền dữ liệu của các tổ chức công cộng, bao gồm cả cảnh sát, cứu hỏa và cứu thương. Tiêu biểu là Lực lượng an ninh, cảnh sát Mỹ (USA), lực lượng cảnh sát khối liên hiệp Châu Âu,…

APCO P25 được thiết kế để đáp ứng nhu cầu liên lạc an toàn và hiệu quả trong các tình huống khẩn cấp và truyền thông trong các môi trường công cộng. Tiêu chuẩn này sử dụng kỹ thuật số để cung cấp âm thanh chất lượng cao và đảm bảo tính riêng tư và bảo mật trong quá trình truyền tải.

Một trong những ưu điểm của APCO P25 là khả năng tương thích đa dạng, giúp các hệ thống liên lạc truyền thông của các tổ chức khác nhau có thể tương tác và sử dụng chung các tài nguyên liên lạc, giúp tăng cường tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

APCO P25 cũng cung cấp nhiều tính năng bảo mật, bao gồm hệ thống mã hóa giọng nói và khả năng quản lý đa kênh. Nó cũng cho phép truyền tải dữ liệu, bao gồm cả tin nhắn văn bản và dữ liệu tương tác giữa các thiết bị.

Lời kết

Bài viết giới thiệu về các tiêu chuẩn công nghệ trên bộ đàm kỹ thuật số của chúng tôi chia sẻ hi vọng sẽ góp phần giúp các bạn có thêm thông tin về các dòng bộ đàm và tiêu chuẩn công nghệ phát triển hiện nay.

Đừng quên theo dõi và cập nhật các bài viết chia sẻ về lĩnh vực thông tin vô tuyến bổ ích tại website chính thức của HETHONGBODAM !

Bài viết liên quan
Điểm Danh Top 4 Máy Bộ Đàm Motorola Đáng Mua Trong Năm 2024

Bộ đàm hai chiều là thiết bị không thể thiếu trong các ngành nghề cần sự kết nối liên tục và bảo...

6 bước giúp bạn lựa chọn bộ đàm chống cháy nổ phù hợp

Bài viết giới thiệu 6 bước lựa chọn máy bộ đàm chống cháy nổ chuẩn cung cấp cho người đọc một hướng dẫn chi...

Công nghệ thông minh IMPRES là gì ?

Giới thiệu công nghệ thông minh IMPRES trứ danh của thương hiệu Motorola Công nghệ thông minh IMPRES trên dòng sản...

Tại sao điện thoại di động không thể thay thế máy bộ đàm ?

Trong thế giới liên tục phát triển công nghệ ngày nay, chiếc điện thoại di động đã trở thành một thiết bị...

Máy bộ đàm: Lỗi thời hay vẫn còn giá trị?

Máy bộ đàm đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công...

So sánh bộ đàm Motorola P8668i và Motorola R7

Motorola P8668i và R7 - Nên mua máy bộ đàm nào ? Trong suốt khoảng thời gian dài, Motorola luôn là một...

Hướng dẫn tổng thế cách quản lý máy bộ đàm hiệu quả cho doanh nghiệp

Máy bộ đàm từ lâu đã trở thành thiết bị liên lạc chủ đạo không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp để...

Lý do bộ đàm Motorola được sử dụng phổ biến

Motorola là một trong những thương hiệu bộ đàm được tin dùng nhất trên thế giới với độ tin cậy cao, khả năng phủ...

Vì sao chọn chúng tôi ?
DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
Đội ngũ kinh doanh nhiệt tình & kỹ thuật chuyên nghiệp có kinh nghiệm gần 20 năm
CHÍNH HÃNG 100%
CHÍNH HÃNG 100%
Cam kết thiết bị đều có nguồn gốc/xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không cung cấp hàng Fake/nhái
HỔ TRỢ GIÁ TỐT NHẤT
HỔ TRỢ GIÁ TỐT NHẤT
Phân phối giá sỉ & Hổ trợ giá dự án cho đại lý
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
Miễn phí vận chuyển & Giao hàng tận nơi
0914 238 606