hotline
0914 238 606 Hotline báo giá
Hệ Thống Bộ Đàm (HETHONGBODAM)

Trạm chuyển tiếp gồm những phụ kiện nào và Chức năng của từng loại ?

Trạm chuyển tiếp tín hiệu bộ đàm là hệ thống vô tuyến đảm bảo tín hiệu và mở rộng cự li liên lạc của máy bộ đàm cầm tay và ngày càng được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu hình, thành phần của một hệ thống trạm chuyển tiếp chuyên nghiệp gồm những bộ phận, thiết bị cấu thành và chức năng của chúng.

Trong bài viết này, Hệ Thống Bộ Đàm xin giới thiệu đến các bạn chi tiết về các thiết bị, phụ kiện cấu thành lên một trạm chuyển tiếp bộ đàm hoàn chỉnh và chức năng của từng loại phụ kiện đóng vai trò như thế nào trong hệ thống chuyển tiếp tín hiệu bộ đàm nhằm giải đáp vấn đề chúng tôi vừa nêu trên.

1/ Cấu hình cơ bản và chức năng của từng phụ kiện cấu thành

trạm chuyển tiếp motorola chuyên nghiệp

Một hệ thống chuyển tiếp chuyên nghiệp bao gồm nhiều thiết bị cấu thành

Một trạm chuyển tiếp (repeater) bộ đàm chuyên nghiệp cần phải được thiết kế có cấu hình hoàn chỉnh để đảm bảo chất lượng và độ ổn định của vùng phủ sóng truyền tải giữa các thiết bị bộ đàm thoại trong hệ thống mạng. Một số thành phần cơ bản của trạm chuyển tiếp bao gồm:

Bộ chuyển tiếp

Là thiết bị quan trọng bậc nhất trong hệ thống, có vai trò thu nhận tín hiệu bộ đàm và khuếch đại tín hiệu đó với công suất lớn hơn để phát truyền tới các máy bộ đàm khác với khoảng cách xa hơn. Ngoài ra, bộ chuyển tiếp còn có chức năng lọc tín hiệu khỏi các tạp âm, nhiễu, điều chỉnh mức độ tín hiệu để đảm bảo chất lượng của tín hiệu và độ tin cậy của âm thanh được truyền tải.

Anten thu/phát

Thành phần quan trọng nhất của trạm chuyển tiếp, có chức năng đảm bảo tín hiệu thu nhận và tín hiệu phát ra của bộ chuyển tiếp đạt hiệu quả và đạt cự li xa nhất.

Bộ ghép tín hiệu thu và phát (Duplexer)

Thiết bị có chức năng ghép tần số thu và tần số phát từ đó cung cấp tín hiệu phát trên một cổng ra (output)  để kết nối vào 01 anten thu/phát duy nhất thay vì phải lắp 02 anten phân chia từng chức năng thu và phát riêng biệt. Bộ ghép tín hiệu Duplexer giúp tinh giảm thiết bị cấu thành của hệ thống trạm chuyển tiếp, dễ lắp đặt và dễ kiểm tra bảo trì.

Cáp đồng trục dẫn sóng

Truyền tải tín hiệu, năng lượng từ bộ chuyển tiếp (Repeater) đến anten để thu và phát tín hiệu ra bên ngoài.

Các thiết bị khác: đầu nối anten, chống sét ngõ vào anten, dây cáp sạc nguồn dự phòng Repeater,…

Tham khảo bài viết: Top 5 bộ chuyển tiếp được sử dụng phổ biến ngày nay

2/ Giá thành của một hệ thống trạm chuyển tiếp chuyên nghiệp khoảng bao nhiêu ?

Giá thành của một hệ thống trạm chuyển tiếp chuyên nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng thiết bị cấu thành của hệ thống, tính năng và chức năng cụ thể của trạm chuyển tiếp, số lượng và loại các phụ kiện đi kèm, cũng như thương hiệu của nhà sản xuất. Ngoài ra, quy mô và phạm vi liên lạc cũng ảnh hưởng tới chi phí đầu tư trạm chuyển tiếp. Nếu cự ly liên lạc có quy mô nhỏ, thì giá thành của hệ thống trạm chuyển tiếp cũng sẽ thấp hơn so với mạng đàm thoại có quy mô lớn.

Vì vậy, để báo giá một hệ thống trạm chuyển tiếp chuyên nghiệp có hiệu năng liên lạc hiệu quả thường có mức giá thành khá cao, trong tầm giá dao động từ 70 triệu – 100 triệu cho một hệ thống. Ngoài ra, chi phí cài đặt, bảo trì và nâng cấp cũng cần được tính đến khi đánh giá giá thành của hệ thống trạm chuyển tiếp.

3/ Giới thiệu các thiết bị, phụ kiện cấu thành trạm chuyển tiếp được sử dụng phổ biến nhất

Bộ chuyển tiếp (Repeater)

Các loại bộ chuyển tiếp phổ biến nhất trong hệ thống bộ đàm chuyên nghiệp bao gồm các bộ chuyển tiếp analog và bộchuyển tiếp kỹ thuật số (digital repeater). Tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp, tính năng công nghệ (Analog hoặc kỹ thuật số) và đặc điểm kỹ thuật (Công suất phát 50W hoặc 100W) mà chọn thiết bị phù hợp.

Anten thu/phát

Có nhiều loại anten thu phát được sử dụng trong hệ thống trạm chuyển tiếp (repeater) và mỗi loại anten đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, anten được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống trạm chuyển tiếp là anten hình trụ (omnidirectional) và anten hình đĩa (dish antenna)

Do đặc điểm địa hình và ứng dụng phổ biến của anten trụ (ohmni) nên chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu đến các bạn khái niệm về loại anten được tin dùng này!

Anten hình trụ là loại anten phổ biến nhất trong các hệ thống trạm chuyển tiếp. Anten hình trụ có khả năng phát sóng và thu sóng ở các góc rộng, cho phép nó có thể phát và thu tín hiệu ở nhiều hướng khác nhau. Anten hình trụ phù hợp với các các địa điểm cần phủ sóng trong khu vực rộng, nơi cần phát sóng và thu sóng ở nhiều hướng khác nhau.

Tuy nhiên, để chọn loại anten thu phát phù hợp với hệ thống trạm chuyển tiếp, cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau như môi trường sử dụng, khoảng cách truyền thông, tần số hoạt động và chi phí. Do đó, để đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho hệ thống trạm chuyển tiếp, nên tìm hiểu và tư vấn từ các chuyên gia về truyền thông không dây để lựa chọn loại anten phù hợp.

Duplexer và cáp đồng trục

Duplexer (bộ lọc đa tần số) là một thành phần quan trọng trong hệ thống trạm chuyển tiếp (repeater) bộ đàm, giúp phân tách tín hiệu đến và tín hiệu đi tránh tình trạng tín hiệu giao nhau và gây nhiễu. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại duplexer được sử dụng trong các hệ thống trạm chuyển tiếp bộ đàm. Các model chất lượng cao phổ biến gồm: Duplexer cellwave, Duplexer RFI,…

Cáp đồng trục là một trong những phụ kiện quan trọng trong hệ thống truyền thông không dây, được sử dụng để truyền tín hiệu từ thiết bị phát đến thiết bị thu. Có nhiều loại cáp đồng trục phổ biến trên thị trường với độ dài và đường kính khác nhau. Cáp Hengxin ½ inch, cáp hengxin 7/8inch,…

Đọc thêm: Chi tiết quy trình lắp đặt hệ thống Trạm chuyển tiếp tín hiệu máy bộ đàm

Lời kết

Bài viết giới thiệu về đặc điểm cấu hình và chức năng của các phụ kiện cấu thành một trạm chuyển tiếp hoàn chỉnh của chúng tôi chia sẻ hi vọng sẽ góp phần giúp các bạn có thêm thông tin bổ ích về khái niệm cũng như đặc điểm chức năng để doanh nghiệp có thể áp dụng trong việc xây dựng cấu hình hoặc trang bị hệ thống trạm chuyển tiếp sóng bộ đàm cho nhân viên của mình trong tương lai

Đừng quên theo dõi và cập nhật các bài viết chia sẻ về lĩnh vực thông tin vô tuyến bổ ích tại website chính thức của Hệ Thống Bộ Đàm !

Bài viết liên quan
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Bộ Đàm Trong Môi Trường Khắc Nghiệt

Máy bộ đàm là thiết bị liên lạc thiết yếu, nhất là trong môi trường khắc nghiệt như công trình...

Điểm Danh Top 4 Máy Bộ Đàm Motorola Đáng Mua Trong Năm 2024

Bộ đàm hai chiều là thiết bị không thể thiếu trong các ngành nghề cần sự kết nối liên tục và bảo...

6 bước giúp bạn lựa chọn bộ đàm chống cháy nổ phù hợp

Bài viết giới thiệu 6 bước lựa chọn máy bộ đàm chống cháy nổ chuẩn cung cấp cho người đọc một hướng dẫn chi...

Công nghệ thông minh IMPRES là gì ?

Giới thiệu công nghệ thông minh IMPRES trứ danh của thương hiệu Motorola Công nghệ thông minh IMPRES trên dòng sản...

Tại sao điện thoại di động không thể thay thế máy bộ đàm ?

Trong thế giới liên tục phát triển công nghệ ngày nay, chiếc điện thoại di động đã trở thành một thiết bị...

Máy bộ đàm: Lỗi thời hay vẫn còn giá trị?

Máy bộ đàm đã xuất hiện từ rất lâu và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công...

So sánh bộ đàm Motorola P8668i và Motorola R7

Motorola P8668i và R7 - Nên mua máy bộ đàm nào ? Trong suốt khoảng thời gian dài, Motorola luôn là một...

Hướng dẫn tổng thế cách quản lý máy bộ đàm hiệu quả cho doanh nghiệp

Máy bộ đàm từ lâu đã trở thành thiết bị liên lạc chủ đạo không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp để...

Vì sao chọn chúng tôi ?
DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
Đội ngũ kinh doanh nhiệt tình & kỹ thuật chuyên nghiệp có kinh nghiệm gần 20 năm
CHÍNH HÃNG 100%
CHÍNH HÃNG 100%
Cam kết thiết bị đều có nguồn gốc/xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không cung cấp hàng Fake/nhái
HỔ TRỢ GIÁ TỐT NHẤT
HỔ TRỢ GIÁ TỐT NHẤT
Phân phối giá sỉ & Hổ trợ giá dự án cho đại lý
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN
Miễn phí vận chuyển & Giao hàng tận nơi
0914 238 606