Thay Đổi Tiêu Chuẩn Chống Cháy Nổ Bộ Đàm Motorola
Sau đây là thông tin chi tiết về việc thay đổi tiêu chuẩn chống cháy nổ trên các dòng bộ đàm Motorola:
Sau khi Motorola Solutions chính thức thông báo về việc ngừng sản xuất các dòng máy bộ đàm cầm tay GP328/GP338 và bộ đàm cố định GM3188/GM3688/GM3189/GM3689 vào năm 2015, công ty đã áp dụng thay đổi tiêu chuẩn chống cháy nổ trên các sản phẩm mới.
Cụ thể, tiêu chuẩn chống cháy nổ FM (Factory Mutual Research Corporation) trên các dòng máy Analog GP328/GP338 đã được thay thế bằng tiêu chuẩn TIA4950 (Telecommunications Industry Association) do Tổ chức UL (Underwriters Laboratories) chứng nhận, áp dụng trên các dòng máy Digital Kỹ thuật số mới.
Việc chuyển đổi chuẩn chống cháy nổ sang TIA4950 (UL-Approved) không chỉ nhằm đáp ứng xu hướng công nghệ trong lĩnh vực máy bộ đàm, mà còn giúp các sản phẩm của Motorola phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu, có thể sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia và vùng.
Các dòng máy bộ đàm chống cháy nổ tiêu chuẩn TIA4950A (UL) mới như P6600i-TIA/P6620i-TIA được giới thiệu để thay thế cho các dòng GP328-IS/GP338-IS (FM) đã ngừng sản xuất. Các mẫu mới này vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn phòng nổ và chuẩn kín bụi nước như trước.
Tiêu chuẩn chống cháy nổ FM được thay thế bằng UL (TIA-4950A)
So sánh về tiêu chuẩn chống cháy nổ giữa FM và TIA4950 (UL)
Chi tiết tiêu chuẩn an toàn chống cháy nổ TIA4950 (UL) mới
- Khu vực 1: (khu vực khí gas/bụi cháy/hóa chất dễ cháy tồn tại thường xuyên với nồng độ cao) , Class I (Khí gas/hơi nước/hóa chất dễ cháy), Groups C/D (khí Metan, Etylen, Propane, Acetone, hoặc các khí tương đương), Class II (bụi dễ cháy), Group E/F/G (Các loại bụi kim loại/cơ khí, bụi carbon/than dễ cháy) và Class III (Nguyên liệu sợi dễ cháy) T3C (hoạt động tốt ở nhiệt độ dưới <160 độ C).
- Khu vực 2: (khu vực mà các chất dễ cháy nổ như: khí gas/bụi cháy/hóa chất đã được xác định/xử lý/chứa kín trong thùng/hệ thống mà từ đó chúng chỉ có thể thoát ra ngoài khi vô tình làm vỡ hoặc vỡ thùng chứa hoặc hệ thống đó hoặc không có ở nồng độ đủ cao để có thể bắt cháy.
Nguyên lý và cách thức hoạt động của Trạm chuyển Tiếp/trạm lặp tín hiệu sóng bộ đàm truyền thông...
Việc chọn giữa dải tần VHF (Very High Frequency) và UHF (Ultra High Frequency) có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất liên lạc qua...
Máy bộ đàm truyền thông là thiết bị không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là những...
Bạn đang sở hữu bộ đàm Motorola và đang tìm cách chỉnh sửa tần số và thay đổi thông số kỹ thuật của...
Máy bộ đàm vô tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì liên lạc hiệu quả và nhanh chóng...
Nguồn gốc và lịch sử ra đời của Máy bộ đàm Motorola Motorola là một trong những thương hiệu công nghệ nổi...
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp truyền thông vô tuyến chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu liên lạc của...
Giấy hợp chuẩn hợp quy là gì ? Máy bộ đàm là thuyết bị thu phát sóng vô tuyến thuộc danh...